Hợp đồng là một văn bản thông dụng nhất ngày nay ngoài ra nó còn mang giá trị pháp lý nhất định. Có thể thấy hợp đồng xuất hiện rất gần trong cuộc sống chúng ta. Từ nhỏ khi đi học chúng ta đã phải đóng tiền bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm, mua xe thì có bản hợp đồng bảo gồm cam kết của bên mua và bên bán, mua nhà thì có hợp đồng mua nhà, các doanh nghiệp thì có các hợp đồng kinh doanh với nhau. Có một hợp đồng đang được quan tâm đến là Biên bản thanh lý hợp đồng vay. Mời bạn xem trước và tải xuống mẫu biên bản tại bài viết dưới đây của Luật sư X. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự năm 2015
Biên bản thanh lý hợp đồng vay là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, đó là một sự ràng buộc pháp lý giữa các bên khi giao kết hợp đồng. Tương tự khi vay vốn tín dụng tại các ngân hàng, công ty tài chính đa số khách hàng vay, ai cũng muốn hoàn thành kế hoạch trả nợ đúng hạn và đúng quy định vay vốn. Biên bản thanh lý hợp đồng vay là văn bản mà các bên cùng thống nhất với nhau chấm dứt hiệu lực hợp đồng vay tiền trước thời hạn hoặc khi hợp đồng đã hết thời hạn. Bản hợp đồng này nhằm nhằm ghi nhận tình trạng thực hiện hợp đồng đã hoàn thành và tiến hành nghiệm thu các hạng mục của công việc cũng như nghĩa vụ thanh toán hoặc xuất hóa đơn tài chính.
Nội dung biên bản thanh lý hợp đồng vay.
Điều 402 Bộ Luật Dân sự quy định, các bên có thể thỏa thuận về nội dung hợp đồng dân sự như sau:
- Thông tin cá nhân của các bên trong hợp đồng;
- Đối tượng hợp đồng là công việc được làm hoặc không được làm;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phạm vi hợp đồng;
- Các nội dung theo thỏa thuận khác.
Lưu ý: Nội dung hợp đồng theo thỏa thuận của các bên tuy nhiên sự thỏa thuận phải đáp ứng các nội dung của pháp luật và không được vi phạm các điều cấm của pháp luật.
Mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng.
Khái niệm thanh lý hợp đồng lần đầu tiên xuất hiện và được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Điều 28 Pháp lệnh này quy định như sau:
Các bên phải cùng nhau thanh lý hợp đồng kinh tế trong trường hợp:
1- Hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;
2- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó;
3- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ;
4- Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều 24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh này.
Tuy nhiên, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực. Tại Bộ luật Dân sự 2015 đang có hiệu lực chỉ có các quy định về chấm dứt hợp đồng.
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG VAY
Số: ………………./TLHĐV
– Căn cứ vào Bộ Luật Dân Sự 2005
– Căn cứ hợp đồng vay nợ số ……………. ký ngày ……. tháng …… năm …….. giữa ……………. với
………………..
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ……. tại ……………………………… chúng tôi gồm có:
ĐẠI DIỆN BÊN A: (Bên cho vay)
Ông(Bà):…………………………………………………………… Chức vụ: ………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại:…………………………………………………………….. Fax: ……………………………………
Tài khoản: ……………………………………………………………..
ĐẠI DIỆN BÊN B: (Bên vay nợ)
Ông(Bà):…………………………………………………………… Chức vụ: ………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại:…………………………………………………………….. Fax: ……………………………………
Tài khoản: ……………………………………………………………..
Hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng trên với các nội dung sau đây:
1. Bên B đã thanh toán đúng và đủ cả gốc và lãi số tiền đã mượn Bên A theo hợp đồng số ……………….
ký ngày …… tháng …… năm ………
2. Tổng số tiền thanh toán gồm có:
– Tiền gốc:……………………………………………………………………
– Tiền lãi: …………………………………………………………………….
– Tổng cộng: ………………………………………………………………….
(Viết bằng chữ: ……………………………………………………………………………………………………)
3. Kể từ ngày …….. tháng …….. năm ……….. , hợp đồng số ………………….. được thanh lý xong quyền,
nghĩa vụ của hai bên đã thực hiện đầy đủ và chấm dứt mà không có vướng mắc hay tranh chấp gì.
Biên bản này được thành lập 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
NGƯỜI LÀM CHỨNG 1 NGƯỜI LÀM CHỨNG 2